0908 506 303

Binh Duong, Viet Nam

If you need, Call me now

An Toàn - Phúc Lộc - Hưng Thịnh

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Mở công ty tại Tân Uyên Bình Dương

Hiện nay với cơ chế thông thoáng nên để mở một công ty riêng tương đối đơn giản, nhưng đối với nhiều người không nắm bắt rõ thủ tục thành lập công ty sẽ là vấn đề khó.

Năm bắt được điều đó, An Phúc Hưng với hơn 10 năm kinh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Tân Uyên Bình Dương để hỗ trợ các khách hàng hoàn thành thủ tục mở công ty mới một cách nhanh chóng nhất. Giúp bạn thuận lợi trong bước đầu tiên khi tiến vào hoạt động.


Chi phí thành lập công ty tại Tân Uyên là bao nhiều.

Phí dịch vụ ra giấy phép + con dấu là 1.500.000đ

Trong đó: 1.000.000đ lệ phí nhà nước và 500.000đ lệ phí dịch vụ

- 200.000đ lệ phí nộp hồ sơ
- 450.000đ lệ phí con dấu
- 300.000đ lệ phí đăng bố cáo

Thời gian hoàn thành dịch vụ là bao lâu

Sau khi liên hệ tư vấn thành công, APH sẽ hỗ trợ triển khai hoàn thành các thủ tục thành lập công ty trong thời gian 04 ngày. Quá trình này được mô phỏng như sau:

- 01 ngày để APH tổng hợp hồ sơ, tham khảo ý kiến của khách hàng và lấy chữ ký và nộp cho sở Kế hoạch và Đầu tư.
- 03 ngày đợi sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đối chiếu và cấp giấy phép kinh doanh cho khách hàng.

Các thông tin khách hàng cần cung cấp.

- CMND (chứng minh nhân dân)
- Vốn điều lệ
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
- Ngành nghề kinh doanh
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp


Quy tình thực hiện mở công ty tại Tân Uyên

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn và ký Hợp đồng
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Bước 3: Khách hàng ký vào hồ sơ
Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ
Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng và lưu hồ sơ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

TƯ VẤN LUẬT AN PHÚC HƯNG
Số 37 Nguyễn Du, Phường An Phú, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598
Email: anphuchung247@gmail.com
Website: http://anphuchung.vn

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh Bình Dương

Bạn đang có ý định mở rộng địa điểm kinh doanh ra bên ngoài tỉnh Bình Dương. Bạn muốn thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh nhưng không năm rõ thủ tục như thế nào. An Phúc Hưng xin tư vấn giải đáp cho bạn như sau.

Căn cứ pháp lý:

- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP.

Văn phòng giao dịch hay địa điểm kinh doanh là phương thức mở rộng kinh doanh đơn giản, gọn nhẹ mà các doanh nghiệp thường sử dụng, hiện nay với việc ban hành nghị định 108/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp có tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đặt trụ sở chính của công ty.


Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:

Về cơ quan quản lý thuế: Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp quận nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể kê khai thuế môn bài cùng với công ty mẹ, có thể nộp trực tiếp qua trang thuế điện tử của tổng cục thuế.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.


Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh có thể thực hiện nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được gửi trực tuyến tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.

Trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần tại Bình Dương

Thay đổi tên công ty là một quy luật tự nhiên trong quá trình hoạt động phát triển công ty. Trong quá trình hoạt động, thay đổi tên công ty mang đến những thuận lợi nhất định. Tuy  nhiên, khi thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cần lưu ý: Phải tra cứu tên xem có bị trùng không? Thực hiện đúng, đủ trình tự thủ tục của sở đề ra..


Hồ sơ thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần

- Thông báo đổi tên công ty cổ phần (do người đại diện theo pháp luật ký);

- Quyết định bằng văn bản về việc đổi tên doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;

- Bản sao Biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông. Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

- Thông báo mẫu dấu công ty cổ phần (do người đại diện theo pháp luật ký);

- Giấy tờ ủy quyền hoặc giới thiệu cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần doanh nghiệp không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ. Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) thay đổi tên công ty cổ phần.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Sau khi hồ sơ có đủ chữ ký và con dấu tiến hành nộp hồ sơ qua mạng của cơ quan đăng ký kinh doanh

- Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Khắc lại con dấu pháp nhân (nếu doanh nghiệp thay đổi tên Tiếng Việt của công ty)

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên công ty mới doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu pháp nhân mới và đăng bố cáo con dấu mới trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


Bước 4: Công bố thông tin thay đổi tên công ty cổ phần trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Liên hệ cơ quan thuế thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn theo tên công ty cổ phần mới

Bước 6: Liên hệ ngân hàng, cơ quan bảo hiểm, đối tác, bạn hàng:

Thông qua việc gửi thông báo về việc danh nghiệp thay đổi tên công ty để hoàn thiện các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tham khảo thêm: Thay đổi tên công ty tại Bình Dương

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ.

VĂN PHÒNG LUẬT AN PHÚC HƯNG

Đ/C: Số 7, Đường Số 1, KP. Tân Phước, P. Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương

Hotline: 0908.506.303 &0978.576.598

Email: anphuchung247@gmail.com

Website: http://anphuchung.vn

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình tại Bình Dương

Bạn đang có ý định kinh doanh, với hoạt động kinh doanh nhỏ lẽ thì có phải đăng ký kinh doanh không. Nếu phải đăng ký thì nên đăng ký theo loại hình gì, thủ tục ra làm sao. Hãy để An Phúc Hưng giải đáp thắc mắc cho bạn ở bài viết này nhé.

Có 2 loại hình kinh doanh chính cho bạn lựa chọn đó là: Đăng ký thành lập hộ gia đình và Thành lập doanh nghiệp.

Nếu bạn kinh doanh theo diện thành lập doanh nghiệp để xuất hóa đơn VAT thì bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập  công ty ở Bình Dương 2019

Nếu bạn kinh doanh nhỏ lẽ không cần phải xuất hóa đơn VAT thì bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ gia đình (cá thể)


Hộ gia đình là gì?

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp."

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh gia đình tại Bình Dương

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.


2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo


4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.."

Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Bình Dương

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Thủ tục mở shop quần áo tại Bình Dương

Bạn đang có ý định mở shop kinh doanh quần áo tại Bình Dương nhưng còn băn khoăn về các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh. Vậy hãy cùng An Phúc Hưng tìm hiểu thủ tục mở cửa hàng kinh doanh quần áo tại bài viết này nhé.


1. Shop thời trang có thể đăng ký kinh doanh theo mô hình nào? 

Theo luật định, người kinh doanh có thể lựa chọn một trong ba mô hình sau đây để thực hiện đăng ký:

- Hộ kinh doanh cá thể: dành cho những shop có quy mô nhỏ

- Doanh nghiệp tư nhân: dành cho những shop có quy mô vừa và nhỏ

- Công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty cổ phần: dành cho những shop có quy mô vừa và lớn

Như vậy, tùy theo quy mô mà bạn dự định mở shop thời trang, hãy chọn cho mình một mô hình phù hợp vì mỗi mô hình sẽ có một số loại giấy tờ đặc thù cần chuẩn bị. Cụ thể đó là những giấy tờ gì thì cùng đọc tiếp bạn nhé.

2. Chuẩn bị hồ sơ

Đầu tiên, bạn phải có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh rồi mới tiến đến việc làm hồ sơ đăng ký, bao gồm:

- Trụ sở kinh doanh hợp pháp

- Vốn điều lệ

- Người đại diện theo pháp luật

 - Ngành nghề theo đúng quy định thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

- Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh 

3. Soạn hồ sơ 

- Đối với hộ kinh doanh:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân

 - Đối với doanh nghiệp/công ty:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Điều lệ công ty (Doanh nghiệp tư nhân thì không cần có điều lệ)

+ Danh sách thành viên công ty (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và danh sách cổ đông sáng lập công ty (Đối với công ty cổ phần)

+ Giấy quyết định thành lập đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Để không bị trả lại hồ sơ chỉ vì thiếu thông tin hoặc thiếu giấy tờ, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ trước khi nộp tại các cơ quan chức năng, cụ thể:

- Đối với hộ kinh doanh: nộp 01 bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện

- Đối với doanh nghiệp: nộp 01 bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh

Thời hạn để giải quyết hồ sơ là 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phí đăng ký là 100.000đ/lần. Trong trường hợp hồ sơ của bạn gặp trục trặc, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi phản hồi bằng văn bản để thông báo cụ thể những nội dung cần chỉnh sửa trong vòng 5 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ.

Tham khảo thêm: Xin giấy phép mở shop quần áo tại Bình Dương

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ khách sạn tại Bình Dương

Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ khách sạn tại Bình Dương

Trong trường hợp bạn kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ khách sạn thuộc 1 trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện  về an ninh, trật tự theo quy định tại khoản 6 điều 3 của Thông tư 33/2010/TT-BCA như sau: Cho thuê lưu trú, gồm các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hoặc các hình thức cho thuê lưu trú khác cho khách nghỉ qua đêm hoặc theo giờ.


Điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tư:

– Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này.

– Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.

– Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.

– Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự tại Bình Dương bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

– Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú.


Cơ quan có thầm quyền: Cơ quan công an có thẩm quyền tại địa phương

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân.

Tham khảo thêm: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự tại Bình Dương

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương 2019

Một quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương đối với hầu hết các loại hình công ty theo luật doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại 2019 như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn sau:


Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó. Bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương

Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc).


Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.

Bước 3: Đăng bố cáo

Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.

Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.

Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.

Bước 7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.

Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trên đây là quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương 2019. Nếu bạn có thắc mắc cần được trợ giúp, bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598 hoặc tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà trọ tại Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư.

Vì vậy nhu cầu thuê nhà trọ ngày càng cao, đặc biệt ở những khu vực thành phố, đông dân cư, khu công nghiệp hoặc tập trung nhiều trường học, công ty, doanh nghiệp. Việc kinh doanh phòng trọ mang đến lợi nhuận khá cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi kinh doanh nhà trọ thì bạn cần phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng trọ tại Bình Dương để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của
pháp luật về ngành nghề kinh doanh này.


Quy định kinh doanh phòng trọ tại Bình Dương

Theo quy định của pháp luật, khi kinh doanh phòng trọ và xin giấy phép kinh doanh phòng trọ thì bạn cần phải tuân thủ những điều dưới đây:

- Phải thông báo bằng văn bản cho Công an xã/phường nơi cơ sở kinh doanh ít nhất là 03 ngày trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.

- Định kỳ hàng tháng phải báo cáo tình hình chấp hành điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an – nơi chủ cơ sở đã nộp bản cam kết.

- Không được chứa chấp, tiêu thụ tài sản của người phạm tội, hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Công an thực hiện công tác, hướng dẫn, kiểm tra về trật tự, an ninh

- Chấp hành việc hướng dẫn, kiểm tra an ninh, trật tự của cơ quan có thẩm quyền.

- Khi có thay đổi địa điểm, quy mô, chủ cơ sở kinh doanh, trong thời gian 10 ngày phải thông báo bằng văn bản và gửi cho cơ quan Công an.

- Có người thường trực tiếp nhận hướng dẫn khách nghỉ đối với việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay.

- Có phương án bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu người, tài sản khi có bất cứ  sự cố xảy ra.

- Có sổ đăng ký khách tạm trú

- Thực hiện việc vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ, trình báo tạm trú với cơ quan Công an khu vực truớc 23 giờ trong ngày;

- Trường hợp khách mang theo vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng.

- Khách đến nghỉ phải có Giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh, đóng dấu nổi hoặc dấu giáp lai; Hộ chiếu, Giấy thông hành xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài khi xin cấp giấy phép kinh doanh homestay.

- Phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng.

- Nghiêm cấm việc lợi dụng phòng trọ để làm nơi sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý; đánh cờ bạc; môi giới mại dâm; chứa chấp tội phạm ….


Quy trình xin giấy phép kinh doanh nhà trọ tại Bình Dương

Bước 1: Xác định hình thức kinh doanh để đăng ký.

Hiện nay, pháp luật quy định có 2 hình thức đăng ký kinh doanh phòng trọ mà bạn có thể lựa chọn, tùy theo mức độ quy mô phòng trọ mà bạn thực hiện: thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao Giấy CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh phòng trọ tới cơ quan chức năng

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, bạn sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh phòng trọ và phí đăng ký tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận nơi thực hiện kinh doanh. Tại đây, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ sẽ được xem xét và xử lý theo quy định. Bạn cũng có thể nhận lại hồ sơ và tiến hành bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ chưa hợp lệ ở tại phòng này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ, UBND cấp quận/huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh của bạn. Chú ý rằng, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện để hộ kinh doanh phòng trọ được cấp giấy phép kinh doanh:

Tham khảo thêm: Xin giấy phép kinh doanh phòng trọ tại Bình Dương

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Bình Dương

Trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên… Vậy khi thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Bình Dương thì doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin sau:

Hiện nay theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn thể hiện 4 nội dung đó là:

- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ( đối với công ty trách nhiệm hữu hạn còn có thông tin của các thành viên);
- Vốn điều lệ.

Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi những thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những thông tin mới.

Tuy nhiên, không phải chỉ thay đổi 4 nội dung trên doanh nghiệp mới đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà khi doanh nghiệp thay đổi những nội dung sau phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh:

- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Người đại diện theo ủy quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức
- Người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài của công ty cổ phần
- Thông tin về người quản lý doanh nghiệp
- Thông tin đăng ký thuế

Do vậy, sau khi thay đổi những đăng ký kinh doanh những nội dung không ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty sẽ có 02 hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động là:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.


Dịch vụ thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Bình Dương

1. Các nội dung thay đổi trên giấy phép.

- Thay đổi tên công ty tại Bình Dương
- Thay đổi địa chỉ công ty tại Bình Dương
- Thay đổi vốn điều lệ tại Bình Dương
- Thay đổi người đại diện pháp luật tại Bình Dương
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh tại Bình Dương

2. Nội dụng dịch vụ như sau

- Tư vấn các quy định của Luật doanh nghiệp liên quan đến thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: thay đổi tên công ty; thay đổi trụ sở doanh nghiệp; thay đổi điện thoại; Website; thay đổi ngành nghề kinh doanh; Tăng giảm vốn điều lệ; Chức danh người quản lý; thay đổi người đại diện theo pháp luật; Thay đổi thành viên; Thay đổi cơ cấu vốn góp….
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký dấu ( nếu phát sinh); Các thủ tục liên quan đến Cơ quan thuế (nếu có );
- Tư vấn các thủ tục sau thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn miễn phí các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp sau sử dụng dịch vụ;
Cung cấp miễn phí văn bản pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp qua email.

3. Thời gian hoàn thành

Chỉ 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp được hồ sơ hợp lệ

Mọi chi tiết xịn vui lòng liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT AN PHÚC HƯNG

Đ/C: Số 7, Đường Số 1, KP. Tân Phước, P. Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương

Chi nhánh 1: 38 Nguyễn Du, Phường An Phú, TX.Thuận An, Bình Dương

Chi nhánh 2: 246 Huỳnh Văn Lũy, Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598

Email: anphuchung247@gmail.com

Website: http://anphuchung.vn/

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu tại Bình Dương

Rượu là loại hàng hóa phổ biến và được tiêu thụ lớn trên Việt Nam củng như toàn thế giới, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Tuy nhiên, để hạn chế mức độ nguy hiểm của loại sản phẩm này, cũng như để Nhà nước quản lý được tốt nhất các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh rượu trên thị trường thì các cá nhân, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty luật An Phúc Hưng xin tư vấn trình tự, thủ tục và điều kiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu tại Bình Dương như sau:


I. Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu tại Bình Dương

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

II. Thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu tại Bình Dương

Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương.

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.


III. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu tại Bình Dương

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ;
- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu;
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh;
- Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu;

Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương xem xét hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

--------------------------------------------------------------

Nếu trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép buôn bán rượu gặp khó khăn. Bạn có thể tham khảo thêm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh rượu tại Bình Dương

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động tại Bình Dương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (“Nghị định 11”) ngày 3/2/2016 quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định 11 có hiệu lực từ ngày 1/4/2016, thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 5/9/2013.


Quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động

Về giấy chứng nhận sức khỏe, ở Nghị định 11 quy định giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Ngoài ra tại Điều 10 của Nghị định cũng đề cập đến việc phải có phiếu lý lịch tư pháp hoặc các văn bản tương đương xác nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải là người phạm tội hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại nước sở tại. Đối với người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, các văn bản này chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Người lao động nước ngoài cũng cần phải xuất trình được giấy tờ chứng minh mình là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kĩ thuật. Tuy nhiên trong nghị định lại không quy định rõ những giấy tờ chứng minh nào là hợp lệ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như người lao động khi thực hiện việc chứng minh với Sở LĐ-TB&XH, trong khi quy định cũ (Nghị định 102) chỉ yêu cầu văn bản xác nhận là đủ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt

So với Nghị định 102, Nghị định 11 bổ sung Khoản 8 Điều 10 về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của một số trường hợp đặc biệt như sau:

- Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;

- Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động;

- Đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động;

- Đã được cấp giấy phép lao động theo các trường hợp trên căc cứ vào quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.


Về lí lịch tư pháp:

Theo quy định mới hiện nay thì đối với Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, quy định này đã đơn giản hơn rất nhiều so với quy định trước đây (khi người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì yêu cầu cả Phiếu lí lịch tư pháp tại Việt Nam và Phiếu lí lịch tư pháp cấp tại nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng).

Về thời hạn cấp Giấy phép lao động:

Theo quy định mới thì “ Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”, như vậy, so với quy định hiện hành thời gian cấp Giấy phép lao động đã giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày.

Tham khảo thêm: Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bình Dương

Tư vấn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài tại Bình Dương

Thời buổi hiện nay việc thành lập công ty liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài không còn là điều xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Về cơ bản, thủ tục thủ tục thành lập công ty liên doanh giống như việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Bài viết dưới đây rất hữu ích đối với các nhà đầu tư (doanh nhân) đang có ý định thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương


I. Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh là Công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hoặc Công ty có vốn đầu tư hợp tác với Công ty Việt Nam, hoặc Công ty liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của Công ty. Công ty liên doanh có tư phương pháp pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

II. Ưu và nhược điểm của công ty liên doanh

1. Ưu điểm so với các loại hình công ty khác

Công ty liên doanh là hình thức Công ty thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.

2. Nhược điểm so với các loại hình công ty khác 

Hình thức Công ty liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa những bên hoàn toàn khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, thời trang kinh doanh, vì thế có thể phát sinh những mâu thuẫn ko dễ gì giải quyết


III. Thủ tục thành lập Công ty liên doanh tại Bình Dương

1. Hồ sơ thành lập Công ty liên doanh

Theo Luật Đầu tư, việc Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Tài liệu thành lập thành lập công ty liên doanh bao gồm:

a. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:

– Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu – Bản sao chứng thực

– Chứng minh năng lực tài chính

b. Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty

– Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty

– Điều lệ Công ty

– Báo cáo tài chính của Công ty trong hai năm gần nhất (nếu có)

– Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam

– Quyết định về việc cửngười đại diện Công ty tại Việt Nam

– Bản sao hộ chiếu người đại diện cho Công ty tại Việt Nam

– Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty

– Báo cáo năng lực tài chính

Lưu ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch sang tiếng Việt

c. Giấy tờ liên quan khác

– Hợp đồng liên doanh

– Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án

– Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án

– Các giấy tờ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp (liên hệ với Công ty luật Thái An để biết thêm chi tiết)

2. Trình tự xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

- Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp:

+ Thụ lý hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ)

+ Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần)

+ Trình UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp để phê duyệt

 - Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Kết quả là Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận doanh nghiệp (Giấy chứng nhận về việc thành lập công ty liên doanh)

- Nhà đầu tư làm các thủ tục khác sau khi thành lập lập công ty liên doanh (khắc dấu, các thủ tục liên quan đến thuế...)

Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ đến hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598 hoặc tham khảo thêm tại website: http://anphuchung.vn/

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH sang công ty cổ phần

Theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp Công ty TNHH có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp công ty TNHH có ít hơn ba thành viên, thì phải huy động thêm thành viên mới đạt số lượng thành viên tối thiểu là ba. Việc huy động thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.


Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ, Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần được quy định như sau:

Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

1. Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;
2. Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
3. Điều lệ công ty sau khi chuyển đổi;
4. Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông và các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Doanh nghiệp;
5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, công ty phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.

Hội đồng thành viên thông qua quyết định chuyển đổi và điều lệ công ty chuyển đổi (điều lệ công ty cổ phần). Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi.

Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.


Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng thành viên ra quyết định chuyển đổi, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Phòng đăng ký kinh doanh cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đồng thời, thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp đối với công ty được chuyển đổi.

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Tham khảo thêm: Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Bình Dương

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Điều kiện mở của hàng thuốc tây tại Bình Dương

Một số điều kiện mở cửa hàng thuốc tây tại Bình Dương

Điều kiện về nhân sự

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.

Ngoài ra, người này phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.


Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm; nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc; nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất; kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm; phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học; hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm; hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng; tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có địa điểm; phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm; thiết bị xét nghiệm sinh hóa; hệ thống quản lý chất lượng; tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa điểm; phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học; trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học; khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học; hệ thống quản lý chất lượng; tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc chỉ đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với phân tích dịch sinh học thì phải ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc.


Thủ tục đăng ký kinh doanh

Dựa vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình; khi kinh doanh mở cửa hàng thuốc tây nên thành lập loại hình hộ kinh doanh cá thể.

Tham khảo thêm: Xin giấy phép kinh doanh thuốc tại Bình Dương

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Thủ tục mở phòng khám tư nhân tại Bình Dương

Bạn có thắc mắc về thủ tục mở phòng khám tư nhân tại Bình Dương. Bài viết thủ tục mở phòng khám tư nhân của An Phúc Hưng sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp quan tâm đến mở phòng khám những thông tin về điều kiện mơ phòng khám tư nhân là gì? Việc chuẩn bị hồ sơ có cần những lưu ý gì hay không, thủ tục mở phòng khám tư nhân như thế nào.


Những điều cần biết về thủ tục mở phòng khám tư nhân là gì?

1. Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám là một cơ sở khám chữa bệnh cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị một cộng đồng chung mà bệnh nhân thường không ở lại qua đêm với những căn bệnh nhẹ.

Phòng khám tư nhân được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, và thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương.

2. Các loại hình phòng khám tư nhân?

Phòng khám tư nhân được tổ chức thành các hình thức

- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa;
- Phòng khám bác sỹ gia đình;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình
- Phòng xét nghiệm;
- Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang.

3. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Theo Điều 42, Luật khám chữa bệnh 2009 thì điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.


Thủ tục mở phòng khám tư nhân

Bước 1: Tìm hiểu thủ tục: Trực tiếp liên hệ với Sở Y tế nơi đặt trụ sở

Bước 2: Đăng ký thành lập công ty hoặc Hộ kinh doanh

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép hoạt động khám chữa bệnh cho phòng khám

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không;
- Bản sao hợp đồng thu gom rác thải y tế.

Bước 4: Nộp bộ hồ sơ hợp lệ lên cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả –  Sở Y tế nơi trung tâm đặt trụ sở.

Bước 5: Thẩm định cơ sơ khám chữa bệnh

Sở Y tế sẽ lập đoàn thẩm định và lập biên bản thẩm định thực tế cơ sở khám chữa bệnh và trình hội đồng chuyên môn chấp thuận cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh cho phòng khám.

Bước 6: Nhận Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám

Nhận kết quả trong vòng 45-60 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ


Nếu trong quá trình đăng ký mở phòng khám tư nhân có gặp khó khăn. Bạn có thể tham khảo thêm Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tại Bình Dương hoặc liên hệ trực tiếp đến An Phúc Hưng qua Hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598 để được tư vấn hỗ trợ.
Chào bạn, cùng theo dõi chúng tôi trên Kênh Facebook để cập nhật những thông tin mới và nhanh nhất - IT Helpdesk
Đăng ký nhận tin mới