0908 506 303

Binh Duong, Viet Nam

If you need, Call me now

An Toàn - Phúc Lộc - Hưng Thịnh

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

An toàn vệ sinh thực phẩm đôi với cơ sở sản xuất chế biến tại Bình Dương

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc....

Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.


Yêu cầu đối với địa điểm, cơ sở

1. Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các Điều 1 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Khu vực tiếp nhận sữa tươi chưa qua xử lý cần được ngăn cách với khu chế biến để tránh gây ô nhiễm.
3. Các kho lạnh của khu chế biến sữa cần được duy trì ở nhiệt độ từ 00C đến 40C.
4. Khu vực chế biến sữa cần được đảm bảo không bị đọng nước.
5. Các điểm chất tải và dỡ tải cần được bố trí thuận tiện cho việc di chuyển nguyên liệu và cần được che đậy hợp lý để tránh mưa và các loài vật phá hoại.

Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

1. Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các Điều 2 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Tất cả các thiết bị phải được làm sạch, khử trùng trước khi chế biến và đóng gói sữa.
3. Các trang thiết bị chế biến sữa (phục vụ quá trình thanh trùng và quá trình UHT) cần có khả năng đạt được và duy trì được nhiệt độ và thời gian yêu cầu cũng như cần được gắn các dụng cụ đo nhiệt độ còn thời hạn hiệu chuẩn.
4. Các trang thiết bị làm lạnh sữa cần có khả năng đạt được nhiệt độ yêu cầu trong khoảng thời gian quy định và được gắn các dụng cụ đo nhiệt độ còn thời hạn hiệu chuẩn.


Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Yêu cầu đối với chế biến, bảo quản lưu trữ vận chuyển phân phối

1. Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đối với các trang trại sản xuất sữa là nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu.
3. Mỗi sản phẩm sữa/sữa nguyên liệu phải trải qua xử lý nhiệt theo công nghệ của từng sản phẩm.
4. Các nguyên vật liệu đóng gói được sử dụng trong đóng gói sữa và các sản phẩm của sữa không được độc hại, không gây ảnh hưởng đến an toàn của sữa và phải đủ bền để chịu được các điều kiện chế biến, xử lý, bảo quản và vận chuyển sản phẩm trong điều kiện bình thường.
5. Khu bảo quản các sản phẩm khô và ướt phải riêng biệt.
6. Tất cả các nguyên vật liệu đưa vào chế biến sữa và các vật liệu đóng gói cần được bảo quản ở những nơi khô ráo và sạch sẽ theo những điều kiện mà nhà sản xuất quy định.
7. Cần kiểm tra điều kiện tình trạng của các sản phẩm đã đóng gói, nguyên liệu thô, thành phần nguyên liệu và các thành phần khác; kịp thời loại bỏ những bao gói đã bị rách hỏng, rò rỉ.
8. Sữa và các sản phẩm sữa cần được bảo vệ cẩn thận trong suốt quá trình vận chuyển, phải được vận chuyển với phương tiện phù hợp trong điều kiện mà thời gian/nhiệt độ không gây ra những ảnh hưởng xấu đến độ an toàn và phù hợp của sản phẩm.


9. Sữa tươi chưa qua chế biến cần được vận chuyển trong nhiệt độ lạnh và thời gian thích hợp. Đối với các sản phẩm đông lạnh khoang chở của xe cần được làm lạnh trước khi chất tải và phải luôn duy trì nhiệt độ kể cả khi dỡ tải.
10. Khoang vận chuyển phải phù hợp cho việc vận chuyển sữa tươi, nguyên liệu thô hay các thành phẩm như sữa đã được thanh trùng, sữa và các sản phẩm của sữa tiệt trùng.
11. Các bề mặt trong của phương tiện vận chuyển phải bằng phẳng, hạn chế các gờ, khớp nổi, làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ làm sạch và khử trùng. Cần phải vệ sinh sạch sẽ khoang vận chuyển trước khi chất tải và sau khi dỡ tải.
12. Thực phẩm và các hàng hóa không phải là thực phẩm cần được ngăn cách riêng rẽ một cách hợp lý trong suốt quá trình vận chuyển. Trường hợp sử dụng cùng một phương tiện đã vận chuyển các hàng hóa không phải là thực phẩm để vận chuyển thực phẩm thì cần phải vệ sinh sạch sẽ và nếu cần thì khử trùng giữa các lần chất tải.

Bài viết có liên quan: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương

Không có nhận xét nào:
Viết nhận xét

Chào bạn, cùng theo dõi chúng tôi trên Kênh Facebook để cập nhật những thông tin mới và nhanh nhất - IT Helpdesk
Đăng ký nhận tin mới